10 loại rau củ ăn sống tốt như "thần dược", nấu chín lại mất hết dưỡng chất
Những loại thực phẩm dưới đây nếu đem nấu chín sẽ làm mất đi hầu hết dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ nhưng ăn sống thì cực tốt cho cơ thể.
Ớt chuông
Một trái ớt chuông đỏ cỡ vừa cực kỳ giàu vitamin C, đáp ứng 150% nhu cầu bạn cần trong một ngày nhưng chỉ chứa 31 calo, rất phù hợp khi ăn kiêng. Tuy nhiên, nếu nấu ớt chuông đỏ với nhiệt độ cao thì sẽ phá hỏng lượng vitamin C dồi dào này.
Bên cạnh đó, ớt chuông đỏ cũng chứa nhiều chất oxy hóa và ngăn tế bào ung thư phát triển. Bạn nên ăn sống loại ớt này vì chúng không hề cay như ớt thường, chăm ăn còn giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường lẫn bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Nấu chín ớt chuông sẽ làm mất vitamin C.
Cà chua
Các nhà dinh dưỡng cho rằng, mỗi ngày chỉ cần ăn 100 - 200 gram cà chua tươi sống thì có thể cung cấp đủ nhu cầu về vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Lượng chất xơ cực kỳ dồi dào trong cà chua. Không chỉ vậy, lượng kali, vitamin B2 cực kì cần thiết và tốt cho hệ tiêu hóa, giúp chữa chứng loét miệng hiệu quả. Khi nấu chín cà chua, những chất này sẽ dần mất đi trong quá trình nung ở nhiệt độ cao và mất tác dụng vốn có của chúng.
Rau mầm
Rau mầm vốn có tác dụng rất tốt đến sức khỏe và chúng ta chỉ nên ăn sống mà không cần phải nấu chín.
Vì bản thân rau mầm có chứa nhiều khoáng chất, chất xơ, vitamin cần thiết, nếu nấu chín những chất này sẽ thất thoát đi rất nhiều và bạn ăn vào không còn tác dụng gì nhiều.
Các loại rau củ, trái cây này khi nấu chín sẽ mất đi gần như hoàn toàn dưỡng chất vốn có.
Củ cải đường
Củ cải đường giàu vitamin C, B, potassium, ma-giê giúp cơ thể chống viêm nhiễm, hạ lượng đường trong máu và phòng ung thư.
Khi qua chế biến, củ cải đường thường mất đi 25% giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, bạn có thể dùng củ cải đường sống chung với các loại rau củ khác để làm món salad rau thơm ngon, bổ dưỡng.
Tỏi
Trong tỏi chứa allicin giúp tăng đề kháng cho cơ thể, phòng chống cảm cúm, ung thư. Tuy nhiên dưới tác dụng của nhiệt, allicin rất dễ bị bay hơi.
Làm nóng tỏi ở 200 độ C trong 6 phút đã ức chế hoàn toàn hoạt động kháng tiểu cầu của tỏi.
Tỏi luộc trong 20 phút sẽ bị ức chế hoàn toàn hoạt động kháng khuẩn và chỉ một phút ở trong lò vi sóng đã phá hủy 100% khả năng chống ung thư của nó.
Làm nóng tỏi ở 200 độ C trong 6 phút đã ức chế hoàn toàn hoạt động kháng tiểu cầu của tỏi.
Hành tây
Hành tây có mùi hăng, khó chịu tuy nhiên trong y học, loại củ gia vị này có tác dụng chống lại bệnh ung thư phổi và tuyến tiền liệt. Đặc biệt, hành tây khi trộn nộm là món khoái khẩu với cả người già và các bạn trẻ.
Khi nấu chín hành tây, những chất này sẽ giảm dần hoặc mất đi và không có tác dụng gì nữa khi chúng ta ăn vào. Tốt nhất chỉ nên làm hành tây với những món không cần chế biến ở nhiệt độ cao.
Bông cải xanh
Đây là loại thực vật chứa lượng lớn hợp chất chống oxy hóa sulforaphane, có tác dụng giúp ngăn ngừa ung thư, bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, trầm cảm…
Một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Agricultural Food and Chemistry đã cho thấy, cơ thể con người sẽ hấp thụ chất này nhanh hơn khi ăn bông cải sống so với khi nấu chín.
Vì vậy, có thể chế biến bông cải xanh bằng nhiều cách khác nhau như xào, luộc hoặc trộn salad đều được nhưng đừng nấu quá chín.
Nếu không thể ăn sống thì hãy hấp lên vì cách nấu này ít gây ảnh hưởng đến dưỡng chất bên trong bông cải. Ăn thường xuyên cũng giúp đẩy lùi lão hóa từ sâu bên trong.
Củ dền
Từ lâu, củ dền đã được xem là loại thực vật giàu dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Bên trong củ dền và lá của nó chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C. Đặc biệt chúng cũng giàu các khoáng chất như magiê, canxi, đồng, photpho, natri… giúp cải thiện các tình trạng bệnh tật.
Có lẽ ai cũng nghĩ phải nấu chín mới ăn được củ dền, nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Bạn nên ăn củ dền sống vì khi nấu chín, chất folate cùng các dưỡng chất khác sẽ bị triệt tiêu dưới nhiệt độ cao. Nếu không thể ăn sống thì chỉ nên nấu chín tới hoặc hấp sơ qua là tốt nhất.
Khi nấu chín, chất folate cùng các dưỡng chất khác trong củ dền sẽ bị triệt tiêu dưới nhiệt độ cao.
Rong biển
Rong biển giàu vitamin và khoáng chất có thể hòa tan trong nước, dễ hấp thụ vào máu. Thực phẩm này còn là nguồn cung cấp sắt, canxi và i-ốt rất tốt.
Nếu bạn không ngại mùi tanh thì có thể ăn rong biển tươi để tận dụng tối đa các khoáng chất có lợi nói trên.
Rau cần tây
Loại thực phẩm này rất giàu chất xơ, kali, vitamin B2 - các dưỡng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa mệt mỏi và loét miệng.
Việc nấu chín cần tây sẽ làm bay hơi các chất dinh dưỡng nói trên. Bạn nên ăn sống hoặc làm gỏi, trộn salad cần tây để bảo toàn được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.