Loại rau củ nhiều người thích ăn hàng ngày nào ngờ "nuôi" tế bào ung thư
Một số loại thực phẩm từ rau củ được nhiều người ưa thích nhưng không biết rằng chúng có thể chứa độc tố, nuôi dưỡng mầm ung thư do sai lầm này.
Các gia đình Việt rất ưa chuộng tiêu thụ rau xanh và các loại củ bởi chúng cung cấp chất xơ, vitamin và các loại khoáng chất cho cơ thể.
Tuy nhiên vẫn có những loại rau củ sau khi chế biến được bảo quản không đúng cách biến thành chất độc, gây hại sức khỏe, thậm chí nuôi dưỡng tế bào ung thư.
Dưa muối xổi
Không nên ăn dưa muối khi còn màu xanh, có vị cay hăng. Do dưa còn màu xanh chưa dịu dễ chứa nhiều nitrosamin có thể gây bệnh ung thư.
Rau dưa muối chua là món ăn được nhiều người Việt yêu thích để ăn kèm mỗi bữa cơm. Nhiều người thường ăn những món ăn này ngay cả khi nó chưa được lên men kĩ, vẫn còn vị hăng, cay. Thực tế chính cách ăn này là nguyên nhân dẫn tới ung thư cho bạn.
Theo nghiên cứu khoa học, trong dưa cà muối xổi hàm lượng nitrat chuyển thành nitrit sẽ kết hợp với các acid amin trong thực phẩm thường ăn như thịt, tôm cá và chuyển thành nitrosamin – một chất có khả năng gây ung thư dạ dày.
Bí đỏ già, để lâu
Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe. Một lưu ý nữa đó là người bị rối loạn tiêu hóa hạn chế ăn bí đỏ vì hàm lượng chất xơ trong bí đỏ quá cao, không tốt cho tình trạng bệnh.
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh – nguyên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội chia sẻ, bí đỏ đã nấu tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh hoặc ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.
Gừng thối, dập
Gừng là một loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu thấy gừng bị thối, nhũn dập thì không nên sử dụng bởi không còn an toàn.
Khi gừng bị thối, dập sẽ sản sinh ra một loại độc tố có tên gọi safrole. Đây là loại độc tố mạnh, khi vào cơ thể, ruột rất dễ hấp thụ loại độc tố này và nhanh chóng chuyển đến gan, gây nên trúng độc tế bào gan. Nếu thường xuyên ăn gừng thối, dập có thể dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
Măng tươi
Măng là món ăn được nhiều người yêu thích, dễ ăn. Tuy nhiên nếu không biết cách sơ chế, loại bỏ độc tố thì khi chế biến chất độc trong măng sẽ là mối nguy với sức khỏe người dùng.
Trong măng tươi chứa rất nhiều cyanide, dưới tác dụng của những dịch vị enzyme đường tiêu hóa lập tức biến thành acid cyan andrid (HCN). Nghiên cứu chứng minh, một người 50kg chỉ cần ăn phải 50mg acid cyan andrid (HCN) là có thể tử vong.
Măng tươi không được chế biến sạch, kỹ thì rất độc. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi cân. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi cân.
Vì thế, nếu bạn ăn măng ngâm dấm chưa đủ thời gian thì khả năng gây ngộ độc vẫn rất cao. Ngay cả trước khi sấy hoặc phơi khô măng, bạn cũng nên ngâm măng qua nước muối hoặc luộc kĩ. Đến khi sử dụng, bạn nên chần nước nóng hoặc luộc lại để bảo đảm an toàn.
Rau mốc
Rửa rau nhưng không để ráo nước đã cho vào tủ lạnh là một trong những nguyên nhân làm rau bị mốc. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều loại rau củ rất dễ bị mốc nếu không bảo quản đúng cách như: cà chua, khoai lang, củ cải…
WHO đã cảnh báo một số loại rau củ bị mốc có thể sinh ra chất gây ung thư là aflatoxin, chất này độc hơn asen 68 lần và là chất gây ung thư đầu bảng. Chỉ cần ăn 1 mg cũng có nguy cơ bị ung thư.
Chất aflatoxin không thể tiêu diệt ở nhiệt độ cao, trong khi thực tế nhiều người vì tiếc mà cắt bỏ một phần hoặc nấu chín kỹ để tiếp tục sử dụng.
Lạc nảy mầm
Lạc nảy mầm là thực phẩm nguy hiểm đối với sức khỏe.
Nếu bắt gặp lạc nảy mầm thì hãy nhanh chóng loại bỏ chúng khỏi căn bếp nhà bạn, bởi nó đã trở thành thực phẩm gây ung thư.
Không chỉ nảy mầm mà lạc mốc cũng có thể sản sinh một lượng lớn độc tố aflatoxin, chất này đã được Tổ chứcY tếThế giới liệt kê vào danh sách những chất gây nguy cơ ung thư ở người.
Củ sắn mọc mầm
Các chất alkaloid solanine sẽ được sinh ra khi củ sắn (khoai mì) mọc mầm khiến cho khoai mì trở thành loại củ cực độc.
Chất độc này có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, ói mửa, đau tức ngực và thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng.
Để phòng tránh ngộ độc, bạn không ăn những củ đã mọc mầm và khi chế biến phải gọt vỏ thật kĩ, cắt bỏ hai đầu củ và luộc chín.