4 trend TikTok ngỡ vô tri vô hại, “làm cho vui thôi” nhưng rất nguy hiểm, bị chuyên gia cảnh báo hại cả sức khỏe lẫn túi tiền
Các “bác sĩ TikTok” hằng ngày vẫn thường xuyên mách bạn mẹo vặt sức khỏe, nhưng thực ra chúng lại chỉ hại sức khỏe.
Trên thế giới TikTok, cứ mỗi tuần lại có một xu hướng sức khỏe mới xuất hiện. Và một số những mốt chăm sóc sức khỏe đang tồn tại và được hàng ngàn, hàng triệu người xem bắt chước theo không có đủ nền tảng khoa học và có hại cho sức khỏe.
Dưới đây là 5 xu hướng sức khỏe của các “bác sĩ TikTok” thực sự không lành mạnh chút nào, theo các chuyên gia.
Nước ép khoai tây sống
Mặc dù khoai tây có chứa vitamin và các hợp chất chống nấm, nhưng không có bằng chứng cho thấy những thứ này có thể điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào ở người, cho dù chúng là vi khuẩn hay vi rút. Đó là khẳng định của Tiến sĩ Kelly Johnson-Arbor, bác sĩ độc học và giám đốc điều hành tại Trung tâm Ngộ độc Quốc gia Mỹ.
Johnson-Arbor cho biết thêm, viêm họng là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn liên cầu nhóm A gây ra, vì vậy uống nước ép khoai tây có thể gây hại, ngăn cản quá trình lành bệnh nếu bệnh nhân đang điều trị bằng kháng sinh.
Tiến sĩ Kay Leaming-Van Zandt, bác sĩ cấp cứu nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Texas thì cho biết: “Mặc dù bản thân nước ép khoai tây có thể không gây hại nhiều nhưng việc sử dụng các chất tự nhiên hoặc thay thế như nước ép khoai tây thay vì dùng thuốc kháng sinh thực sự nguy hiểm”.
Uống nước kiềm chữa bách bệnh
“TikToker nói rằng nước kiềm tốt hơn nước máy hoặc nước đóng chai vì nó có độ pH cao hơn. Thậm chí họ còn gán thêm một loạt công dụng cho nó làlà ngăn ngừa ung thư, làm chậm lão hóa và cải thiện hydrat hóa.
Tiến sĩ Johnson-Arbor nhấn mạnh: “Có rất ít bằng chứng cho thấy rằng nước kiềm có lợi ích sức khỏe. Trên thực tế, FDA đã từ chối tuyên bố về sức khỏe rằng nước kiềm giảm thiểu nguy cơ loãng xương do không đủ bằng chứng.
Bà cho biết thêm, uống một lượng nước kiềm thông thường sẽ không gây hại. Tuy nhiên, quá nhiều kiềm từ bất kỳ nguồn nào có thể phá vỡ cân bằng axit-bazơ trong máu và dịch cơ thể, dẫn đến nhiễm kiềm, có thể gây chuột rút cơ, run, co giật hoặc hôn mê.
Pha chế rượu không say
Tiến sĩ Leaming-Van Zandt nói: “Thật thú vị khi nghe về một loại đồ uống có cồn có vẻ lành mạnh hơn. Nhưng thực tế nó vẫn có nguy cơ bị say hoặc ngộ độc”.
Vào đầu tháng 3, các sinh viên tại đại học Massachusetts Amherst đã có 28 cuộc gọi xe cấp cứu trong một ngày do tổ chức tiệc tùng với loại đồ uống này.
Băng miệng khi ngủ
Mặc dù thở bằng miệng khi ngủ có liên quan đến một số vấn đề về rối loạn giấc ngủ, nhưng không có nghiên cứu nào chứng minh việc băng miệng, chỉ thở đường mũi sẽ cải thiện giấc ngủ. Hành vi băng miệng có tác dụng phụ nguy hiểm, chẳng hạn như giảm nồng độ oxy và ngừng tim.