Cần thận trọng với bệnh suy giáp
Suy giáp xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt phổ biến ở người già, biểu hiện có thể rất tinh tế và khó nhận biết.
Suy giáp nguyên phát là gì?
Bạn cần thận trọng với bệnh suy giáp. Nguồn ảnh: Internet
Suy giáp có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, song phổ biến nhất là người già, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Có nhiều nguyên nhân gây suy giáp, song được chia thành 2 nhóm chính là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.
Cụ thể, suy giáp nguyên phát do nguyên nhân bệnh lý tại tuyến giáp hoặc hormone kích thích hoạt động của tuyến giáp TSH tăng lên. Phổ biến nhất là do nguyên nhân tự miễn dịch trong viêm tuyến giáp Hashimoto, kết hợp với bệnh lý khác như bướu cổ. Bệnh tiến triển sẽ dần khiến tuyến giáp bị co lại, xơ hóa và mất dần chức năng.
Suy giáp nguyên phát cũng thường gặp sau điều trị khu vực cổ liên quan, nhất là điều trị bằng phẫu thuật cưỡng giáp, bướu cổ hoặc điều trị ung thư bằng iod phóng xạ. Tuyến giáp bị tổn thương và suy giảm chức năng trong trường hợp này khó có thể phục hồi. Điều trị bằng propylthiouracil quá liều có thể khiến nồng độ iodide giảm nhưng sẽ phục hồi sau điều trị.
Bướu cổ có thể xảy ra nhiều theo tính địa phương, khi chế độ ăn uống thiếu iốt dẫn đến giảm tổng hợp hormone tuyến giáp. Thiếu iot nặng sẽ tiến triển thành bệnh suy giáp hoặc gây ra chứng suy giáp bẩm sinh cho trẻ nhỏ. Suy giáp bẩm sinh sẽ dẫn đến khuyết tật về trí tuệ, vì thế phụ nữ mang thai phải đảm bảo hấp thu đủ lượng iot trong thai kỳ.
Suy giáp tiến triển còn có thể do bệnh nhân sử dụng lithium để điều trị gây ức chế phóng thích hormone của tuyến giáp. Tình trạng bệnh tương tự cũng xảy ra ở bệnh nhân dùng thuốc chứa iod hoặc amiodarone khác, ức chế hấp thu iod và tổng hợp hormone. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị xạ trị cao trong ung thư thanh quản hoặc u lympho Hodgkin bị suy giảm chức năng tuyến giáp là rất cao, do đó cần tái khám đánh giá chức năng tuyến giáp sau điều trị thường xuyên.
Trái ngược với suy giáp nguyên phát, suy giáp thứ phát xảy ra do sự thiếu hụt hormone kích thích tuyến giáp là TRH của vùng dưới đồi hoặc TSH ở vùng tuyến yên. Suy giáp thứ phát cần điều trị và khắc phục từ hormone kích thích bị thiếu hụt, có thể kết hợp với bệnh lý tuyến giáp gây suy giáp nguyên phát, dẫn đến điều trị khó khăn hơn.
Bệnh suy giáp có chữa được không?
Bệnh nhân bị suy giáp thường phải bổ sung hormone thay thế levothyroxin hàng ngày để tuyến giáp được ổn định. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các kết quả xét nghiệm để biết mức độ thiếu hụt hormone tuyến giáp của bệnh nhân và đưa ra chỉ định liều dùng phù hợp nhất. Do đó, bệnh suy giáp là hoàn toàn có thể điều trị được.
Lưu ý là bệnh suy giáp cần được điều trị sớm nhằm ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe kể trên. Do đó, nếu nhận thấy có các dấu hiệu cảnh báo sau, bạn nên đi khám sớm:
Mệt mỏi
Táo bón
Da khô
Tăng cân
Bệnh suy giáp có nguy hiểm không
Tình trạng tăng cân bất thường cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh suy giáp
Mặt sưng
Khàn tiếng
Yếu cơ
Nồng độ cholesterol trong máu cao
Đau cơ, đau và cứng khớp
Đau, cứng khớp hoặc sưng khớp
Kinh nguyệt nhiều hơn bình thường hoặc chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường
Tóc rụng, mái tóc mỏng dần
Nhịp tim chậm lại
Lo lắng, phiền muộn
Suy giảm trí nhớ…
Thực phẩm không nên ăn
Bạn không phải tránh nhiều loại thực phẩm nếu bạn bị suy giáp. Tuy nhiên, thực phẩm có chứa goitrogens nên được nấu chín và ăn với lượng vừa phải.
Ngoài ra, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm đã qua chế biến vì chúng thường chứa nhiều calo. Bạn có thể dễ tăng cân hơn khi bị suy giáp.
Những thực phẩm người suy giáp cần hạn chế bao gồm:
Thực phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành,...
Một số loại trái cây như đào, lê và dâu tây.
Cà phê, trà xanh và rượu.
Thực phẩm chế biến nhiều như xúc xích, bánh ngọt, bánh quy…