4 kiểu uống nước âm thầm phá hủy thận của bạn
Uống nhiều nước tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống nước cũng cần làm đúng cách. Nếu không sẽ phản tác dụng, gây hại cho thận.
Thận là 1 trong những cơ quan rất quan trọng trong việc duy trì sự sống, đảm bảo hoạt động của con người. Thận có 4 chức năng chính bao gồm: lọc máu và chất thải, bài tiết nước tiểu cùng chức năng nội tiết.
Để bảo vệ thận, ngoài ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn… thì chúng ta cũng cần tránh xa 4 thói quen uống nước sai lầm sau đây:
1. Chỉ uống nước khi thấy khát
Uống nước cũng được chia thành uống nước chủ động và thụ động. Đa phần mọi người chọn cách uống nước thụ động, nghĩa là chỉ khi nào cảm thấy khát mới uống nước.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên ít người hiểu rằng những lúc khát đồng nghĩa với việc tình trạng thiếu nước trong cơ thể đã trở nên rất nghiêm trọng. Một số tế bào rơi vào trạng thái mất nước và việc bổ sung nhiều nước cùng lúc để giải quyết tình trạng này rất hại cho thận.
Chưa kể, nếu cơ thể liên tục ở tình trạng thiếu nước trong thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm về thận như sỏi thận, viêm thận, suy thận… Hay nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư hệ tiết niệu hay các bệnh về tim mạch và mạch máu não cùng nhiều vấn đề khác. Vì vậy, cách tốt nhất là nên chủ động uống nước bằng cách thỉnh thoảng nhấp 1, 2 ngụm nước, chia nhiều lần trong ngày.
2. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ
Uống một chút nước lọc, đặc biệt là nước ấm trước khi đi ngủ rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều thì lại phản tác dụng và thậm chí gây hại ngược lại.
Việc nạp vào cơ thể quá nhiều nước trước khi đi ngủ làm tăng gánh nặng cho gan và thận. Trong khi các cơ quan này cần được nghỉ ngơi theo đồng hồ sinh học ban đêm thì chúng lại phải làm việc quá sức. Từ đó gây ra rối loạn chức năng, phù nề, dễ bị tổn thương và lâu ngày dẫn tới các bệnh tật nguy hiểm.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, việc uống nhiều nước vào thời điểm này còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ, gián tiếp gây tăng cân. Vì vậy, tốt nhất là không nên uống nước trong 30 phút trước khi đi ngủ. Nếu bắt buộc phải uống, hãy chỉ uống khoảng 100 - 200ml và tốt nhất là nước ấm nhẹ ở nhiệt độ 30 - 45 độ C.
3. Uống thừa nước
Đúng là nước rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể, vì vậy uống đủ nước là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, mọi điều thái quá đều không tốt, kể cả uống quá nhiều nước. Đặc biệt, uống thừa nước còn gây hại rất nhiều cho thận.
Tình trạng thừa nước xảy ra khi cơ thể hấp thụ nhiều nước hơn mức bài tiết ra ngoài và mức natri bình thường trong máu bị pha loãng. Một lượng nước quá lớn được dung nạp vào cơ thể sẽ trở thành gánh nặng cho thận, gây suy thận và có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, thay đổi hành vi, tổn thương não, co giật hoặc hôn mê.
Theo các nghiên cứu khoa học, một ngày một người bình thường nên bổ sung từ 1,5 - 2 lít nước, không bao gồm cả các loại chất lỏng khác. Một số đối tượng đặc biệt như vận động viên thể dục, người làm việc lao động quá sức, làm việc ngoài trời nắng nóng… nên uống lượng nước lớn hơn theo tình trạng tiêu hao nước.
4. Uống nhiều nước trong và sau khi tập thể dục
Trong quá trình tập thể dục, mọi cơ quan trong cơ thể chúng ta đều được vận động. Ví dụ như lúc này chức năng tim phổi sẽ được tăng cường kéo theo chức năng tiêu hóa cũng sẽ yếu đi. Lúc này, nếu uống nhiều nước hay uống nhanh sẽ dễ gây ra cảm giác khó chịu như tích nước trong dạ dày, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn… đồng thời gánh nặng cho thận và tim cũng tăng lên.
Ảnh minh họa
Sau khi tập thể dục, natri trong cơ thể được bài tiết ra ngoài theo đường mồ hôi. Hạ natri máu dễ xảy ra nếu bạn uống nhiều nước nhưng không chú ý bổ sung natri kịp thời. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể dẫn đến phù não và phù phổi, làm tổn thương chức năng não và phổi, có thể dẫn đến tử vong.
Thay vào đó, nên uống 400 - 600ml chất lỏng trong vòng 1 - 2 giờ trước khi tập thể dục, và uống làm nhiều lần, không nên uống một lần. Nếu thời gian tập luyện vượt quá 1 giờ, cần bổ sung kịp thời 0,5 - 0,7g/l natri để đảm bảo sức khỏe.
Ngoài ra, đừng dùng nước ngọt đóng chai, nước điện giải, nước uống có ga… thay thế cho nước lọc. Chúng chứa hàm lượng lớn các chất photpho, axit béo, đường và chất bảo quản nên về lâu dài sẽ khiến cơ thể bài tiết canxi ra ngoài từ đó dẫn đến sự hình thành sỏi thận. Đồng thời khiến thận làm việc vất vả hơn dễ dẫn đến suy giảm chức năng, mắc bệnh.