Chính phủ Mỹ đề xuất “Tuyên ngôn nhân quyền” để bảo vệ người Mỹ trước tổn hại từ trí tuệ nhân tạo
Nhà Trắng mới đây đã đề xuất "Kế hoạch chi tiết cho Tuyên ngôn nhân quyền áp dụng cho AI", một tập hợp các nguyên tắc và thực hành nhằm hướng dẫn "thiết kế, sử dụng và triển khai các hệ thống tự động", với mục tiêu bảo vệ quyền của người Mỹ trong "thời đại của trí tuệ nhân tạo".
Kế hoạch chi tiết đó là một tập hợp các hướng dẫn không ràng buộc - hoặc các đề xuất - cung cấp một “tuyên bố giá trị quốc gia” và một bộ công cụ để giúp các nhà lập pháp và doanh nghiệp đưa các biện pháp bảo vệ được đề xuất vào chính sách và sản phẩm. Nhà Trắng đã xây dựng bản kế hoạch chi tiết sau một quá trình kéo dài hàng năm tìm kiếm ý kiến đóng góp từ mọi người trên khắp đất nước "về vấn đề tác hại của thuật toán và dữ liệu và các biện pháp khắc phục tiềm năng."
Tài liệu thể hiện một cách tiếp cận trên phạm vi rộng để chống lại những tác hại tiềm ẩn trong trí tuệ nhân tạo (AI). Tài liệu cũng đề cập đến những lo ngại về sự thiên vị trong các hệ thống AI, giám sát dựa trên AI, các quyết định chăm sóc sức khỏe hoặc bảo hiểm không công bằng, bảo mật dữ liệu và hơn thế nữa - trong bối cảnh quyền tự do dân sự, tư pháp hình sự, giáo dục và khu vực tư nhân của Mỹ.
"Trong số những thách thức lớn đặt ra đối với nền dân chủ ngày nay là việc sử dụng công nghệ, dữ liệu và hệ thống tự động theo những cách đe dọa quyền của công chúng Mỹ", lời tựa của bản thiết kế tuyên bố. "Thường xuyên, những công cụ này được sử dụng để hạn chế cơ hội của chúng ta và ngăn chặn quyền truy cập của chúng ta vào các tài nguyên hoặc dịch vụ quan trọng."
Một bộ 5 nguyên tắc do Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ Nhà Trắng phát triển là cốt lõi của Kế hoạch chi tiết về AI: "Hệ thống an toàn và hiệu quả" nhấn mạnh phản hồi của cộng đồng trong việc phát triển hệ thống AI và bảo vệ người dân khỏi AI "không an toàn"; "Chống phân biệt đối xử bằng thuật toán" đề xuất rằng AI nên được triển khai theo cách công bằng và không phân biệt đối xử; "Quyền riêng tư về dữ liệu" khuyến nghị mọi người nên có quyền quản lý cách dữ liệu về họ được sử dụng; "Thông báo và Giải thích" có nghĩa là mọi người nên biết về cách thức và lý do tại sao một hệ thống dựa trên AI đưa ra quyết định; và "Các giải pháp thay thế, cân nhắc và dự phòng của con người" khuyến nghị rằng mọi người nên có thể được chọn không tham gia hệ thống sử dụng quyết định dựa trên AI và có quyền yêu cầu con người xem xét trong trường hợp AI ra quyết định sai.
Hiện tại, việc thực hiện các nguyên tắc này là hoàn toàn tự nguyện vì kế hoạch chi tiết chưa được được luật hóa. Nhà Trắng cho biết: "Trong trường hợp luật hoặc chính sách hiện hành - chẳng hạn như luật về quyền riêng tư theo ngành cụ thể và các yêu cầu giám sát - chưa cung cấp hướng dẫn, thì nên sử dụng Kế hoạch chi tiết cho Tuyên ngôn nhân quyền AI để cung cấp thông tin về các quyết định về chính sách".
Tin tức này theo sau các động thái gần đây liên quan đến an toàn AI ở các bang của Mỹ và ở châu Âu, nơi Liên minh châu Âu đang tích cực xây dựng và xem xét các luật để ngăn chặn tác hại từ AI "rủi ro cao" (với Đạo luật AI) và "Chỉ thị về trách nhiệm của AI" được đề xuất, sẽ làm rõ ai là người có lỗi nếu các hệ thống do AI hướng dẫn không thành công hoặc gây hại cho người khác.
Toàn bộ tài liệu Kế hoạch chi tiết cho một Tuyên ngôn Nhân quyền AI ở định dạng PDF được đăng công khai trên trang web của Nhà Trắng (https://www.whitehouse.gov/wp-content/uploads/2022/10/Blueprint-for-an-AI-Bill-of-Rights.pdf).(Theo Ars Technica)