Quảng Ninh: Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành than nhằm tăng hiệu quả sản xuất
Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, xây dựng Công ty than Hạ Long trở thành tập đoàn kinh tế nhà nước vững mạnh.
Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả
Cuối tháng 6/2024, Công ty than Hạ Long tiến hành hợp nhất Công ty cổ phần Than Cọc Sáu và Công ty cổ phần Than Đèo Nai thành Công ty cổ phần than Đèo Nai - Cọc Sáu. Mục tiêu sau khi hợp nhất là xây dựng công ty có trình độ công nghệ, mô hình quản trị theo hướng hiện đại, chuyên môn hóa cao, phấn đấu doanh thu hằng năm vượt kế hoạch từ 3% trở lên; lợi nhuận vượt kế hoạch từ 5% trở lên; thu nhập bình quân của người lao động vượt kế hoạch từ 5% trở lên.
Quá trình hợp nhất Công ty Cổ phần Than Đèo Nai - Cọc Sáu có nhiều điều kiện thuận lợi: Tài nguyên than cơ bản ổn định, không có biến động bất lợi; khai trường mỏ Đèo Nai được mở rộng, tạo điều kiện cải tạo các thông số của hệ thống khai thác, đường vận tải và tối ưu hóa trình tự khai thác, vận tải, đổ thải, thoát nước chung cho 2 mỏ với các thông số hợp lý, ổn định lâu dài. Về lâu dài giúp công ty gia tăng quy mô tài sản, nâng cao công suất khai thác than hằng năm, cơ cấu bộ máy tổ chức được sắp xếp lại hợp lý, khoa học, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, khi công ty tăng đầu mối 23 công trường, phân xưởng và 14 phòng, ban; do đó số lao động dôi dư nhiều, nhất là số lao động gián tiếp. Đây là bài toán khó trong việc sắp xếp, tinh giản lao động gián tiếp.
Lãnh đạo Công đoàn TKV thăm, động viên công nhân Công ty Than Nam Mẫu. Ảnh: quangninh.gov |
Theo ông Đặng Thanh Bình, Giám đốc Công ty cổ phần Than Đèo Nai - Cọc Sáu, cho biết: Công ty đang đẩy mạnh tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động nhằm tạo sự đồng thuận về việc hợp nhất để duy trì sản xuất kinh doanh lâu dài.Để sớm ổn định sản xuất sau hợp nhất, trong quý III/2024 công ty xây dựng Đề án tái cơ cấu công ty sau hợp nhất giai đoạn 2024-2029, báo cáo Công ty than Hạ Long.
Trước mắt, công ty rà soát lại vị trí việc làm và chức danh lãnh đạo để có phương án sử dụng lao động đảm bảo hiệu quả. Lộ trình sẽ giảm lao động hằng năm để dần đưa về mô hình mẫu. Công ty thực hiện mô hình "1 công ty, 2 khai trường sản xuất", vận hành đồng thời 2 giấy phép khai thác của mỏ Đèo Nai và mỏ Cọc Sáu.
Đồng thời, tiếp tục triển khai xin cấp giấy phép khai thác của Cụm mỏ Cọc Sáu - Đèo Nai để thay thế 2 giấy phép khai thác của mỏ Đèo Nai và mỏ Cọc Sáu sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2025. Công ty phát huy tối đa công suất và hiệu quả của các công trình hạ tầng dùng chung cho 2 mỏ, như hệ thống sàng tuyển, chế biến than, hệ thống kho bãi, đường vận tải, thoát nước, hệ thống cung cấp điện... để giảm chi phí sản xuất.
Thời gian qua, Công ty Than Thống Nhất đẩy mạnh tái cấu trúc nội bộ, sắp xếp, kiện toàn mô hình tổ chức, quản lý. Năm 2020, công ty sáp nhập Trạm Y tế vào Phòng Tổ chức lao động; sáp nhập Phòng Thanh tra - Pháp chế - Kiểm toán và Phòng Bảo vệ quân sự thành Phòng Kiểm soát nội bộ và Bảo vệ. Năm 2021, công ty sắp xếp lại 12 phân xưởng khai thác còn 10 phân xưởng; sáp nhập Phân xưởng Ô tô vào Phân xưởng Sàng tuyển than; sáp nhập Phòng Thông gió thoát nước mỏ vào Phòng Kỹ thuật công nghiệp mỏ.
Ông Trần Đăng Hải, Phó Giám đốc Công ty Than Thống Nhất, cho biết: Tái cấu trúc nội bộ, sắp xếp, kiện toàn mô hình tổ chức giúp bộ máy của công ty ngày càng tinh giản và hiệu quả. Đến nay, công ty còn 13 phòng, 20 phân xưởng (10 phân xưởng khai thác, 3 phân xưởng đào lò, 7 phân xưởng phụ trợ, phục vụ); tổng số hơn 3.300 CBCNV. Tái cơ cấu giúp đơn vị cắt giảm lao động gián tiếp từ 11% năm 2020 còn 9,7% năm 2023; qua đó góp phần tăng năng suất, thu nhập cho người lao động. Năm 2023, năng suất khai thác than của đơn vị đạt 8,79 tấn/công, tăng 1,4 tấn so với năm 2021; tiền lương bình quân đạt 19,2 triệu đồng/người/tháng, tăng 3,1 triệu đồng so với năm 2021.
Lộ trình tái cơ cấu lại phù hợp
Thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2017-2020, Công ty than Hạ Long đã hoàn thành sáp nhập Công ty Than Hồng Thái vào Công ty Than Uông Bí; Công ty Kho vận Hòn Gai vào Công ty Tuyển than Hòn Gai; hợp nhất Công ty Xây dựng mỏ hầm lò I và Công ty Xây dựng mỏ hầm lò II thành Công ty Xây lắp mỏ. Vùng Cẩm Phả, năm 2020, TKV sáp nhập thành công 2 mỏ lộ thiên có ranh giới gần nhau là Công ty cổ phần Than Cao Sơn và Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài, trở thành Công ty cổ phần Than Cao Sơn.
Khai trường mỏ Công ty cổ phần Than Hà Tu. |
Năm 2016, ngành than có hơn 118.000 người, đến nay còn hơn 94.000 người. Trước đây duy trì mô hình 24-28 phòng ban, nay giảm còn 14-15 phòng ban/đơn vị. Tập đoàn đang tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025 với nhiệm vụ cốt lõi tái cấu trúc quản trị nội bộ.
Đẩy mạnh tái cơ cấu, sắp xếp lao động hợp lý là một trong những giải pháp để các đơn vị trong Tập đoàn tăng năng suất, thu nhập cho người lao động, nhất là lao động trực tiếp. Sau khi tái cơ cấu, các công ty của Công ty than Hạ Long đều duy trì ổn định sản xuất kinh doanh, năng suất và thu nhập của người lao động đều tăng cao.
Năm 2023, tiền lương bình quân toàn Tập đoàn đạt 16,8 triệu đồng/người/tháng, tăng 11,9% so với kế hoạch đặt ra. Năm 2024, Tập đoàn phấn đấu tiền lương bình quân đạt hơn 17 triệu đồng/người/tháng, tăng 3,7% so với kế hoạch, tăng 2% so với thực hiện năm 2023. Cùng với đó, tiếp tục bảo đảm ngày công làm việc theo quy định, năng suất lao động dự kiến tăng từ 5-7% so với năm 2023.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong triển khai Đề án giai đoạn 2017-2020, Công ty than Hạ Long tiếp tục yêu cầu các đơn vị thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025. Ngày 27/10/2023, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Công ty than Hạ Long đến năm 2025.
Mục tiêu của Đề án tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động để Công ty than Hạ Long trở thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh, có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại, từng bước đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp; phát triển bền vững, hài hòa với môi trường và người lao động; phát triển phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng mới; góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo Đề án, tiếp tục duy trì Công ty than Hạ Long theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó Công ty mẹ - Công ty than Hạ Long thực hiện đồng thời 2 chức năng chủ yếu: Trực tiếp sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực và đầu tư vốn vào các công ty con; giữ vai trò trung tâm, lãnh đạo, quản lý và chi phối hoạt động của các công ty con theo quy định của pháp luật nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất của Tập đoàn và của từng công ty con.
Đồng thời là đầu mối thực hiện những công việc mà Nhà nước trực tiếp giao cho Công ty than Hạ Long. Đề án cũng nhấn mạnh vào việc Công ty than Hạ Long đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại về quản trị doanh nghiệp; tập trung hoàn thiện thể chế quản lý, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên, quản trị đầu tư, quản trị chi phí.
Theo lãnh đạo Tập đoàn, định hướng chung về phát triển kinh doanh của Công ty than Hạ Long là gắn mô hình kinh doanh với sản xuất, tạo ra chuỗi giá trị khai thác các khoáng sản, sản phẩm và dịch vụ đi kèm; tăng cường phát triển theo chiều sâu bằng cách áp dụng công nghệ mới tiên tiến, hiện đại.
Công ty than Hạ Long từng bước tiến tới liên thông 3 phân ngành kinh doanh chính là than - điện - luyện kim. Trong đó tập trung phát triển các mỏ hầm lò sản lượng lớn theo tiêu chí mỏ xanh, mỏ hiện đại, mỏ sản lượng cao, liên thông các mỏ lộ thiên, hầm lò thành các mỏ có công suất lớn.
Giai đoạn đến năm 2025, Công ty than Hạ Long tiếp tục sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc, thoái vốn tại các công ty không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính, cơ cấu lại vốn góp của Công ty than Hạ Long tại một số công ty con; tiếp tục tập trung kinh doanh trong các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi mà Công ty than Hạ Long có lợi thế về công nghệ sản xuất, kết cấu hạ tầng, bí quyết công nghệ, nhân lực và thị trường.