Hoàn thiện nhanh quy chuẩn kỹ thuật về an toàn điện
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện sẽ là công cụ pháp lý quan trọng giúp chuẩn hóa quản lý, phòng ngừa sự cố và nâng cao chất lượng điện lực.
Yêu cầu cấp thiết
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, sự phát triển và cạnh tranh gay gắt về kinh tế, kéo theo những sự thay đổi nhanh chóng về quy trình và tổ chức sản xuất trong đó có ngành điện lực.
Nhiều thách thức lớn đặt ra trước mắt bao gồm biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự gia tăng các nguy cơ, các mối nguy hại trong sản xuất, từ đó làm gia tăng sự cố, tai nạn trong hoạt động xây dựng, vận hành, kinh doanh, thí nghiệm, kiểm định, sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện và các công việc khác liên quan đến an toàn điện.
![]() |
Dự thảo Thông tư Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện không chỉ đáp ứng yêu cầu hội nhập mà còn nâng cao hiệu quả giám sát hệ thống điện trong toàn quốc. Ảnh minh họa |
Để đáp ứng các yêu cầu trên và nhu cầu thực tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã giao Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.
Nội dung dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về an toàn điện được kế thừa QCVN 01:2020/BCT do Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư số 39/2020/TT-BCT.
Về sự cần thiết ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp cho biết, dự thảo nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật đồng bộ với hiệu lực thi hành Luật (Luật Điện lực số 61/2024/QH15 được Quốc hội thông qua tại Kỳ hợp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 30/11/2024 và có hiệu lực kể từ ngày 1/2/2025).
Thực hiện Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các Luật, Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Thực hiện Quyết định số 3334/QĐ-BCT ngày 17/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương triển khai thi hành Luật Điện lực, trong đó có Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.
Cũng như tạo hành lang pháp lý đáp ứng kịp thời đối với công tác đảm bảo an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện. Kế thừa Thông tư số 39/2020/TT-BCT ngày 30/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.
Đồng thời, kế thừa một phần Thông tư số 05/2021/TT-BCT ngày 2/8/2021 quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện. Một số nội dung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện (Thông tư số 39/2020/TT-BCT ngày 30/11/2020) chưa phù hợp với thực tiễn.
Sửa đổi nhiều nội dung quan trọng
Theo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, một số nội dung mới, sửa đổi, bổ sung của chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cụ thể như sau:
2.1. Mục IV.III. An toàn khi làm việc với đường dây điện
82. Làm việc với đường cáp điện lực.
83. Làm việc với tụ điện.
2.2 Mục IV.IV. An toàn khi làm việc tại nhà máy điện, trạm điện
93. Cường độ điện trường trong trạm điện có điện áp từ 220 kV trở lên (bổ sung)
2.3 Mục IV.IX. Các công việc khác
127. Làm việc với thiết bị cầm tay (bổ sung)
2.4 Chương V: Biển báo an toàn điện
128. Phân loại biển báo an toàn điện
129. Đặt biển báo an toàn điện
130. Trách nhiệm đặt biển báo an toàn điện
2.5 Chương VI: Quy định về nối đất đối với nhà ở, công trình trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp từ 220 kV trở lên
131. Phạm vi nối đất.
132. Đối tượng phải nối đất.
133. Kỹ thuật nối đất.
134. Trách nhiệm nối đất và quản lý hệ thống nối đất
Trước đó, ngày 18/12/2024, Bộ Công Thương đã có Văn bản số 10370/BCT-ATMT gửi đến 121 cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư. Đến ngày 15/2/2025, Bộ Công Thương nhận được 65 ý kiến góp ý. Ngoài ra, ngày 17/1/2025, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp đã có Văn bản số 179/ATMT-ATĐ gửi đến các thành viên Tổ soạn thảo lấy ý kiến đối với dự thảo 2 Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện. Sau đó, ngày 15/2/2025, Cục nhận được 1 ý kiến góp ý của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Văn bản số 963/EVN-AT góp ý dự thảo lần 2 Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện. Tiếp đến ngày 10/5/2025, Cục nhận được 1 ý kiến góp ý của EVN tại Văn bản số 2920/EVN-AT góp ý dự thảo lần 4 Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện (Dự thảo 4) Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Bộ Công Thương đã tổng hợp đầy đủ các ý kiến góp ý và giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện. Xem chi tiết tại đây. |