Dạy con theo phương pháp loài Sói, giúp trẻ tự giác, ham học, lớn lên dễ có sự nghiệp triển vọng
Con bạn hoàn toàn có thể trở nên xuất chúng, nếu tuân thủ phương pháp loài Sói, và các phương pháp linh hoạt dưới đây.
Định luật loài sói
Sói là động vật hiếu kì nhất thế giới, chúng sẽ không coi mọi thứ là tự nhiên, chúng sẽ có xu hướng đích thân trải nghiệm và nghiên cứu những gì chúng say mê. Những mê hoặc, thần kì của giới tự nhiên luôn khiến chúng cảm thấy ngạc nhiên, hứng thú.
Loài sói luôn có mối quan tâm đặc biệt đến thế giới xung quanh, bởi vậy chúng có thể dễ dàng tìm kiếm thức ăn ở môi trường xung quanh, chúng hiểu được những mối nguy hiểm luôn rình dập, từ đó học được cách sinh tồn.
Vì vậy, nếu cha mẹ muốn bồi dưỡng cho trẻ năng lực học tập siêu việt, nhất định phải bồi dưỡng sự hiếu kì và tinh thần học hỏi của trẻ. Hãy tạo môi trường cho trẻ khám phá và quan sát thế giới, cũng như cuộc sống xung quanh.
Những đứa trẻ như vậy trong tương lai sẽ có sự nghiệp tươi sáng, triển vọng, bởi từ nhỏ chúng được bồi dưỡng khả năng sáng tạo, từ đó luôn có nguồn cảm hứng bất tận trong học tập, công việc và cuộc sống.
Nguyên tắc bể cạn
Cá vàng nhiệt đới nuôi trong bể cá, dài 3 tấc, bất kể là nuôi trong thời gian bao lâu, con cá vàng này cũng không bao giờ lớn được. Tuy nhiên, khi đặt cá vàng vào trong bể bơi, trong thời gian 2 tháng, chúng đã có thể dài thêm 1 tấc.
Muốn trẻ lớn lên khỏe mạnh, vững bước trên đôi chân của mình, cha mẹ nhất định phải đem lại cho con cái không gian tự do, tránh để chúng "chìm" trong bể cá mà cha mẹ chúng cung cấp. Thuận theo sự phát triển tiến bộ của xã hội, cha mẹ nên kiềm chế những suy nghĩ và sự bốc đồng của bản thân, hãy để cho trẻ có không gian thích hợp để tự do phát triển, trưởng thành và tự lập trên chính đôi chân của chúng.
Hiệu ứng Rosenthal
Giáo sư, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ là Rosenthal đã từng làm một cuộc thí nghiệm như sau: Ông chia ngẫu nhiên một nhóm chuột bạch thành hai nhóm: Nhóm A và nhóm B, và nói với người chăm sóc nhóm A rằng: Những con chuột trong nhóm A này rất thông minh; đồng thời, ông cũng nói với người chăm sóc nhóm B rằng: Những con chuột trong nhóm này có trí thông minh trung bình.
Vài tháng sau, ông đã tiến hành thử nghiệm đối với hai nhóm chuột qua một mê cung và phát hiện ra rằng: Những con chuột ở nhóm A thực sự thông minh hơn những con chuột ở nhóm B. Chúng có thể ra khỏi mê cung và tìm thức ăn trước. Vì vậy, thông qua thí nghiệm này, giáo sư Rosenthal đã thực sự được truyền cảm hứng, ông tự hỏi liệu hiệu ứng này cũng có thể xảy ra với con người?
Tại sao lại xuất hiện hiện tượng này? Khi đối diện với những vấn đề trong cuộc sống, có người dùng thái độ tích cực và niềm tin chan chứa, có người lại suy nghĩ tiêu cực và chấp nhận thất bại.
Trong cuộc sống, cha mẹ là người trẻ yêu thương nhất, là người mà trẻ tin tưởng và dựa vào nhiều nhất, đồng thời, cha mẹ cũng là người gần gũi nhất với trẻ, có thể tạo cho trẻ tín hiệu tâm lý.
Nếu trẻ liên tục tiếp thụ tâm lý tiêu cực, thiếu niềm tin trong một thời gian dài, như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm lý, sự tự tin và năng lực bứt phá trong cuộc sống.
Ngược lại, nếu người mẹ luôn đặt kì vọng, niềm tin và luôn khẳng định tài năng của trẻ, thông qua ánh mắt trìu mến đầy sự tin tưởng, nụ cười chan chứa sự tán dương cùng với những lời động viên khích lệ chân thành,…. những điều này sẽ giúp trẻ ngày một trở nên tự tin, mạnh mẽ, có động lực để hoàn thiện bản thân hơn.
Hiệu ứng gió Nam
Gió Bắc và gió Nam cùng chơi cá cược, xem năng lực của ai mạnh hơn. Họ đưa ra quyết định: Nếu ai khiến cho ác khoác của người đi đường cởi ra trước, thì người đó sẽ là người mạnh hơn!
Dù gió Bắc càng thổi dữ dội và mãnh liệt, người đi đường lại càng xiết chặt áo khoác vào người hơn vì lạnh. Còn gió Nam nhẹ nhàng hơn, người đi đường lại tự động cởi áo khoác ra vì đôi khi quá nóng!
Giáo dục con trẻ cũng như vậy, cha mẹ càng phê bình, chỉ trích, cưỡng ép và kiềm chế con cái, sớm muộn bạn sẽ nhận ra: Chúng càng ngày càng không nghe lời bạn, thậm chí không muốn tiếp xúc với bạn!
Làm người không ai hoàn hảo, mỗi đứa trẻ đều có thể mắc sai lầm. Cha mẹ nên học cách dung nhẫn đối với những khuyết điểm của con cái, khi đối mặt với khuyết điểm của con, nhất định cần phải giải quyết một cách khách quan, lý trí và khoa học.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần học cách tu dưỡng bản thân mình, như vậy con trẻ sẽ nhìn vào tấm gương đó để học theo!