Dấu hiệu cảnh báo tình trạng đường ruột không khỏe
Khi đường ruột không khỏe, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo đường ruột bị bẩn như: bụng chướng, khó tiêu, thèm các thực phẩm ngọt.
Những ảnh hưởng của đường ruột đến sức khỏe
Đường ruột là bộ phận đảm nhận rất nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Vậy nên, khi đường ruột bị bẩn, gần như mọi cơ quan sẽ bị tác động như:
Hệ thần kinh: Não bộ là nơi tiếp nhận các thông tin từ các cơ quan trên cơ thể. Khi ruột gặp vấn đề, các thông tin này sẽ truyền lên não khiến não bộ phải hoạt động nhiều, gây nên tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và lo âu.
Xuất hiện các bệnh lý nguy hiểm: Khiđường ruột bẩnsẽ khiến hệ vi sinh trong đường ruột mất cân bằng, đề kháng của cơ thể giảm sút. Từ đó khiến cơ thể dễ mắc phải các bệnh lý về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, viêm nhiễm đường ruột, táo bón, đau dạ dày, nguy hiểm hơn là ung thư,...
Ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể: Đối với trẻ nhỏ, việc hấp thụ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể phát triển bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi đường ruột gặp vấn đề, lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể sẽ bị thiếu hụt. Do đó, cân nặng chiều cao và trí tuệ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Đối với người già, bệnh nhân mới xuất viện, hệ tiêu hóa kém sẽ khiến cho việc phục hồi sức khỏe chậm lại, thời gian điều trị bệnh lý kéo dài hơn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Dấu hiệu cảnh báo tình trạng đường ruột bẩn
Bụng chướng, khó tiêu
Tình trạng chướng bụng, đầy hơi khó tiêu là dấu hiệu của một hệ tiêu hóa kém khỏe mạnh. Khi đường ruột hoạt động không hiệu quả, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hết, chất thải ứ đọng trong cơ thể. Các tình trạng như ợ hơi, ợ chua, táo bón,... sẽ xuất hiện.
Mệt mỏi kéo dài
Đây là dấu hiệu rõ ràng của sự mất cân bằng năng lượng trong cơ thể. Độc tố tích tụ có thể ảnh hưởng đến chức năng cơ bản của tế bào và cơ thể. Độc tố cũng gây ra sự thay đổi hormone, nhất là hormone liên quan đến sự tỉnh táo và năng lượng như cortisol. Sự tăng cao hoặc giảm thiểu hormone này có thể làm tăng mức độ mệt mỏi. Nếu đường ruột không thể loại bỏ độc tố hiệu quả, chúng tiếp tục lưu trữ trong cơ thể, gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài.
Thèm các thực phẩm ngọt
Khi cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa sẽ làm giảm lượng vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Điều này sẽ gây nên cảm giác thèm đồ ngọt.
Tăng cân mất kiểm soát
Đây có thể là dấu hiệu của sự mất cân bằng trong hệ thống tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nếu bạn không thay đổi chế độ ăn uống hay hoạt động thể chất nhiều. Nguyên nhân có thể là sự cản trở trong đường ruột, cần thiết phải thải độc cơ quan này. Sự tích tụ độc tố trong đường ruột kích thích quá trình lưu trữ chất béo, đặc biệt là ở vùng bụng. Độc tố cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác no, dẫn đến tiêu thụ thức ăn không kiểm soát và gây tăng cân.
Đau đầu thường xuyên không rõ nguyên nhân
Tình trạng này là dấu hiệu của sự mất cân bằng hóa học trong cơ thể, có thể liên quan đến độc tố. Chất cặn và độc tố tích tụ trong đường ruột tạo ra các hợp chất gây kích thích và gây ra đau đầu. Ngoài ra, sự viêm nhiễm trong hệ thống tiêu hóa cũng có thể ảnh hưởng đến mạch máu và gây ra cảm giác đau.
Rối loạn về giấc ngủ
Tình trạng tinh thần bị căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủkéo dài cũng có thể xuất phát từ vấn đề sức khỏe đường ruột giảm sút. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Bạn nên đi gặp bác sĩ nếu tình trạng mất ngủ kéo dài thường xuyên.
Hôi miệng
Đây là dấu hiệu của sự cần thiết thải độc đường ruột, đặc biệt là khi vấn đề này liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Việc tích tụ chất cặn và độc tố trong đường ruột có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn gây mùi. Mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột cũng ảnh hưởng đến mùi của hơi thở.
Cách làm “sạch” đường ruột hiệu quả và an toàn
Đường ruột cũng như sức khỏe của con người cần có thời gian tái tạo và phục hồi. Do đó, đường ruột cần được làm sạch đúng cách sau một thời gian hoạt động. Việc làm “sạch”đường ruột bẩncần được thực hiện một cách khoa học:
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý
Chế độ ăn uống có tác động trực tiếp tới sức khỏe đường ruột. Theo đó, bạn cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ và đa dạng dưỡng chất. Thay vì các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ thì bạn cần ưu tiên các thực phẩm tươi, giàu chất xơ, vitamin như rau củ quả. Hãy bổ sung đầy đủ các nhóm chất trong mỗi bữa ăn như tinh bột, protein, khoáng chất tương ứng với tháp dinh dưỡngđược các chuyên gia khuyến cáo.
Chất xơ có trong rau xanh, củ quả sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột. Việc tiêu hóa sẽ trở nên dễ dàng, nhẹ nhàng hơn. Hệ tiêu hóa sẽ không cần làm việc quá sức. Như vậy, đường ruột sẽ trở nên “sạch” và khỏe mạnh hơn rất nhiều.
Rèn luyện thói quen sinh hoạt tốt
Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng thì thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học là điều cần thiết để có đường ruột khỏe mạnh. Hãy tập thể dục thường xuyên để giúp tăng cường trao đổi chất, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng, giúp giảm bớt áp lực cho đường ruột. Tình trạng táo bón, hấp thu dưỡng chất kém sẽ được cải thiện hiệu quả.
Nên đi ngủ sớm, đủ 8 tiếng mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và tinh thần. Đặc biệt là các bạn trẻ cần từ bỏ thói quen thức quá khuya, ăn đêm. Đây chính là một trong những thói quen sinh hoạt gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe đường ruột.
Ngoài ra, ăn chậm nhai kỹ cũng là cách giúp cho tiêu hóa được diễn ra tốt hơn. Ruột non có thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Khi thức ăn được nghiền nát sẽ làm giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, dạ dày, chướng bụng khó tiêu.
Bổ sung men vi sinh có lợi cho đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng sẽ gây ra tình trạngđường ruột bẩn. Có khá nhiều yếu tố khiến sự cân bằng này bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, để đảm bảo vi sinh vật có lợi phát triển tốt, chiếm ưu thế bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung men vi sinh như sữa chua, probiotic hay prebiotics.
Uống đủ nước
Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể vừa giúp nâng cao sức khỏe vừa tốt cho hệ tiêu hóa. Nước sẽ giúp niêm mạc ruột mềm, ẩm hơn, tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển. Các hoạt động tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.