3 thực phẩm từ tốt hóa “độc” nếu dùng làm bữa sáng khi bụng rỗng
Không phải thực phẩm nào cũng phù hợp để dùng làm bữa sáng. Nhất là nếu bạn đang đói cồn cào sau đêm ngủ dài.
Bữa sáng khởi động quá trình trao đổi chất, “đánh thức” các cơ quan trong cơ thể, cung cấp năng lượng và quyết định cách ngày mới bắt đầu. Đó là một trong những lý do tại sao nhiều người cho rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày.
Nhưng bởi vì bận rộn hoặc giảm cân mà rất nhiều người không chú trọng thực phẩm ăn vào bữa sáng, thậm chí bỏ bữa. Trong khi đó, các cơ quan trong cơ thể mà đặc biệt nhất là dạ dày và tim mạch lại rất nhạy cảm vào buổi sáng. Vì vậy, có 3 thực phẩm vốn tốt, nhiều dinh dưỡng nhưng nếu dùng làm bữa sáng khi bụng đói lại có thể gây hại cho sức khỏe như:
1. Bánh ngọt
Tuy ngon miệng và tiện lợi nhưng bánh ngọt hóa ra không phải lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng.
Ăn bánh ngọt khi bụng đói vào buổi sáng có thể gây đau bụng hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa. Điều này là do hầu hết các loại bánh ngọt, nhất là bánh mì ngọt đều chứa men làm bột nổi lên, tạo ra nhiều khí trong dạ dày. Chưa kể, bột bánh thường được tinh chế, nó cung cấp ít chất dinh dưỡng và ít chất xơ.
Nếu bạn ăn bánh ngọt làm từ carbohydrate tinh chế, lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh, khiến bạn có nguy cơ mắc nhiều bệnh về mạch máu, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Đặc biệt cẩn thận vào buổi sáng vì lượng đường trong máu thấp do nhịn ăn trong thời gian ngủ.
Nếu bạn muốn ăn bánh mì vào bữa sáng, tốt hơn hết bạn nên ăn bánh mì có chứa ngũ cốc nguyên hạt. Điều này là do bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt có chứa carbohydrate phức hợp làm tăng lượng đường trong máu từ từ.
2. Sữa
Ngày nay, rất nhiều người chọn uống sữa thay cho bữa sáng phức tạp. Nhưng không phải ai cũng biết rằng uống sữa khi bụng đói tương đương với "tự đầu độc". Nhất là nếu chỉ uống sữa mà không ăn thêm bất cứ thứ gì cho bữa sáng.
Thói quen này dễ gây kích ứng dạ dày, rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thụ dinh dưỡng. Điều này là do nếu bạn uống sữa khi bụng đói, canxi và casein trong sữa sẽ thúc đẩy tiết axit dạ dày và kích thích thành dạ dày, gây căng thẳng cho dạ dày. Uống sữa khi bụng đói còn kích thích nhu động ruột, ngăn cản các chất dinh dưỡng như protein được hấp thụ đúng cách và chuyển hóa thành calo.
Uống sữa khi bụng đói không những làm sữa đào thải ra ngoài dạ dày mà còn làm các protein ưu chất này bị tiêu hao phân giải thành nhiệt lượng, như thế không phát huy được tác dụng của protein. Protein trong sữa qua dạ dày và đường ruột tiêu hóa phân giải thành các loại axit amin sau đó mới được hấp thu. Nhưng uống sữa khi bụng đói sẽ làm protein không được phân giải thành axit amin, thành phần axit amin này trong tiểu tràng không kịp hấp thụ và đẩy vào đại tràng tạo thành hợp chất độc hại.
Ngoài ra, cảm giác no rất nhanh sau khi uống một ly sữa chỉ là cảm giác no giả. Sau khi uống sữa, lượng đường trong máu tăng cao khiến cơ thể có cảm giác no. Tuy nhiên, thực tế là dạ dày vẫn đang trống rỗng.
3. Chuối
Trên thực tế, rất nhiều người lựa chọn chuối làm bữa sáng vì nhiều chất nhưng ít calo, dễ mang theo, tiện lợi khi ăn. Nhưng sự thật là không nên ăn khi bụng đói, nhất là vào buổi sáng.
Ăn chuối khi bụng đói có thể có tác động tiêu cực đến hệ tim mạch. Nhất là vào buổi sáng khi cơ thể còn đang thiếu năng lượng, hệ tim mạch bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi môi trường và nhiệt độ.
Bởi chuối có hàm lượng magie cao và nếu nồng độ magie trong mạch máu tăng lên khi bụng đói, sự cân bằng với kali sẽ bị phá vỡ, điều này có thể gây căng thẳng cho hệ tim mạch. Bạn nên đặc biệt cẩn thận nếu mắc bệnh thận, căn bệnh gây khó khăn cho việc kiểm soát nồng độ kali trong cơ thể. Với những người này, không nên ăn chuối vào buổi sáng ngay cả sau khi đã ăn lót dạ.
Nguồn và ảnh: Chosun, Eat This, ETtoday