Thay đổi nhỏ trên iPhone 15 khiến 1 mảng kinh doanh béo bở của Apple lao đao, người dùng không còn 'bị ép' mua các thiết bị riêng biệt
Trong suốt nhiều năm, Apple đã liên tục ép người dùng phải mua thêm các thiết bị không phù hợp tiêu chuẩn thông dụng của mình đến mức cả một thuật ngữ đã được nhắc đến cho mô hình này.
Loại cổng mới này đang được dùng rộng rãi ở phần lớn các thiết bị điện tử không phải sản phẩm Apple hiện nay.
Động thái này khiến những người dùng iPhone 15 có thể không cần mang sạc riêng như trước, nhưng cũng khiến những dây sạc cũ cổng Lightning trở nên thừa thãi.
Tất nhiên dây sạc cũ vẫn có thể dùng cho AirPods nhưng chúng được cho là chẳng sớm thì muộn sẽ gia nhập đống phụ kiện thừa thãi bỏ đi của nhà Apple suốt nhiều năm qua.
Dù động thái thay đổi này nhận được nhiều ý kiến trái chiều, nhưng có một thực tế rõ ràng rằng trong suốt nhiều năm, Apple đã cố tình xây dựng nên một hệ sinh thái dây sạc riêng của mình, tách biệt khỏi thế giới để kiếm lợi nhuận.
Thông tin công bố cho thấy dây sạc cổng USB-C mới của nhà Apple được bán với giá 29 USD và chắc chắn những người dùng iPhone 15 đam mê với hệ sinh thái nhà táo khuyết sẽ lại rút ví.
Đế chế dây sạc
Apple giới thiệu dây sạc cổng Lightning vào năm 2012 cho dòng iPhone 5 và kể từ đó đến nay, nhà táo khuyết đã dùng loại sạc riêng biệt này để tạo hẳn nên một đế chế thiết bị riêng cho hệ sinh thái của mình nhằm kiếm lợi nhuận.
Cũng kể từ đó, thuật ngữ “Dongle Life” ngày càng thịnh hành khi nói về những tập đoàn chủ đích giới hạn khả năng tương tác với thiết bị của người dùng nhằm kiếm lợi nhuận mà khách hàng buộc phải chấp nhận điều đó.
Năm 2016, Apple loại bỏ ổ cắm tai nghe trên iPhone 7 và buộc khách hàng phải tìm kiếm dòng tai nghe ổ Lightning mới.
Trong suốt nhiều năm, nhà táo khuyết đã tạo ra vô số sản phẩm đi kèm chỉ để kiếm thêm lợi nhuận từ khách hàng.
USB-A
Vào năm 1998, Apple thay thế dây cắm ADB bằng USB-A cho dòng iMac của mình.
Xin được nhắc là dây cắm ADB đã được hãng này dùng cho chuột và bàn phím từ những năm 1986, nghĩa là người dùng sẽ phải mua mới các thiết bị này, tương tự như chiêu trò thay dây sạc iPhone 15 hay việc loại bỏ ổ cắm tai nghe iPhone 7.
Fire Wire
Apple đưa dây cắm Fire Wire vào sản phẩm Power Macintosh đầu năm 1999, thay thế cho ổ cắm SCSI đã được dùng nhiều năm trong việc truyền tải dữ liệu tốc độ cao từ ổ cứng và đĩa cứng.
Tại thời điểm đó, dây Fire Wire đang cạnh tranh với USB-A để trở thành xu thế mới cho mảng ổ cắm truyền tải dữ liệu tốc độ cao.
Khi chiếc iPod đầu tiên ra mắt tạo nên cú nổ lớn cho Apple, nhà táo khuyết đã dùng dây Fire Wire, vốn không hề thông dụng trên thị trường khi đó và tất nhiên người dùng sẽ lại phải rút ví mua thêm thiết bị.
Dock Connector
Cũng trong năm 2003, Apple ra mắt dòng dây sạc 30 Pin mới cho sản phẩm iPod thế hệ thứ 3.
Rồi đến năm 2007, hãng cho ra mắt dây sạc 30 Pin Dock Connector cho iPhone 4S. Thế nhưng đây cũng là dòng iPhone cuối cùng dùng loại dây sạc này.
Như đã nói ở trên, Apple thích để các thiết bị của mình dùng những tiêu chuẩn khác với thị trường để rút ví người tiêu dùng.
Nếu muốn kết nối màn hình iMac với VGA hoặc iBook, người dùng sẽ cần một thiết bị kết nối nhỏ mang tên Mini VGA.
Thế nhưng chưa hài lòng, Apple đã nâng cấp thành ổ Mini DVI cho Intel iMac, khiến người dùng lại phải mua thêm bộ chuyển đổi khác.
Tuy nhiên khi Apple chuyển sang sản xuất máy tính xách tay theo công nghệ dây chuyền nguyên khối, họ lại chuyển sang sử dụng cổng Mini Display Port và khiến người dùng lại phải mua mới thiết bị.
Năm 2011, Apple thay thế Mini Display Port bằng Thunderbolt trên dòng iMac mới.
Bề ngoài nhìn 2 sản phẩm này chẳng có gì khác nhau nhưng iMac sẽ không nhận diện thiết bị cũ trừ phi khách hàng phải mua mới hoàn toàn dây cắm của nhà Apple.
Năm 2012, Apple tiếp tục tạo ra “cuộc cách mạng” dây sạc với Lightning cho iPhone 5, biến toàn bộ những linh kiện sạc trước đây mà họ từng phát triển thành đồ cổ.
Không chỉ thay đổi những tiêu chuẩn về dây sạc hay ổ kết nối, Apple còn tung ra các sản phẩm mới như sạc không dây MagSafe cho Iphone 12 vào năm 2020 nhằm cố kích hoạt một làn sóng mua sắm thiết bị mới. Tiếp đó là MagSafe 2-3 cho cả những thiết bị như máy tính Mac.
Mặc dù có rất nhiều dòng sạc không dây ăn theo ngoài thị trường nhưng chỉ duy nhất sản phẩm nhà Apple là cho tốc độ sạc tối đa nhất, còn lại các thiết bị khác có tốc độ khá chậm.
Ngoài những thiết bị trên còn vô số những sản phẩm dây sạc, thiết bị kết nối khác mà Apple đã phát triển không theo tiêu chuẩn thông dụng của thị trường.
Một số chuyên gia cho rằng những động thái này của Apple dù giúp ngành công nghệ ứng dụng từ bỏ các kỹ thuật cũ như SCSI, nhưng đồng thời cũng gây ô nhiễm môi trường và tốn kém khi vô số linh kiện bị bỏ phí trong dù có thể dùng chung nếu thiết kế đúng.
Động thái chuyển từ Litghning sang USB-C của Apple dù nhận được lời khen từ các nhà bảo vệ môi trường, nhưng chúng chỉ đến sau những quyết định cứng rắn từ EU.
Bởi vậy trong tương lai, chắc chắn người dùng vẫn sẽ phải rút ví thêm nữa cho những phụ kiện đi ngược tiêu chuẩn thông dụng chung trên thị trường.