3 loại nước ngọt miệng nhưng “cực độc” cần tránh mỗi tối kẻo lượng đường trong máu tăng vọt, người khỏe mạnh cũng nên tránh xa
Người có đường huyết cao nên hình thành thói quen uống nước lành mạnh, đặc biệt tránh xa 3 loại đồ uống này để tránh những rủi ro cho sức khỏe.
70% cơ thể là nước, phân bố không đồng đều ở các cơ quan, tổ chức khác nhau. Nước đóng vai trò quan trọng như điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, giúp thận hoạt động, loại bỏ độc tố, làm đẹp da, giúp giảm cân, bôi trơn các khớp và cơ,... Vì vậy, việc cung cấp nước cho cơ thể hàng ngày là điều cần thiết.
Nhiều người cho rằng không nên uống nước trước khi đi ngủ, đặc biệt là với những người bị bệnh "ba cao bởi điều này có thể sẽ làm tăng khả năng tăng đường huyết ban đêm, rất nguy hiểm với sức khỏe. Liệu điều này có đúng ?
Người có đường huyết cao nên hình thành thói quen uống nước lành mạnh.(Ảnh: Internet)
Trên thực tế, việc uống nhiều nước trước khi đi ngủ có thể dẫn đến việc bạn phải đi vệ sinh nhiều lần và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu không uống nước vào buổi tối, bạn cũng sẽ khó ngủ do bị khô miệng. Vì vậy, không phải là bạn không được uống nước vào buổi tối mà bạn nên hình thành thói quen uống nước lành mạnh: chọn uống đúng lượng nước vào đúng thời điểm.
Các chuyên gia về đường huyết chỉ ra rằng uống một cốc nước ấm trước khi đi ngủ vào buổi tối có tác dụng trao đổi chất nhất định đối với lượng đường trong máu và thúc đẩy khả năng tiết insulin của tuyến tụy.
Tuy nhiên, nếu người bệnh tiểu đường uống nước mật ong và đồ uống có ga trước khi đi ngủ, đồ uống có hàm lượng đường cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong máu, lượng đường trong máu sẽ tăng cao.
3 loại nước người có đường huyết cao nên tránh
1. Nước soda
Soda chứa rất nhiều đường nên đây là loại nước đầu tiên mà người có đường huyết cao nên tránh vì khi uống vào sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết.
Uống soda sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết. (Ảnh: Internet)
Hơn nữa, uống soda nói riêng và các loại nước có có ga nói chung lâu ngày dễ dẫn đến tích mỡ trong cơ thể, gây ra bệnh béo phì và những mối đe dọa khác đối với sức khỏe.
Ngoài ra, uống soda lâu ngày còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương. Vì vậy, không chỉ những người có lượng đường trong máu cao mà ngay cả những người bình thường cũng nên hạn chế uống loại nước này.
2. Nước trái cây
Uống nước trái cây vào buổi tối sẽ khiến phản ứng đường huyết diễn ra nhanh hơn. (Ảnh: Internet)
Nước trái cây vừa bổ dưỡng lại thơm ngon là loại đồ uống mà nhiều người ưu thích. Tuy nhiên, hầu hết nước ép trái cây mua trên thị trường có thể gây tích tụ quá nhiều glucose và fructose, không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, loại nước này cũng không nên uống vào buổi tối vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu và gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
Trường hợp bạn tự ép nước trái cây hay rau củ tại nhà thì cũng cần phải lưu ý: rau củ và trái cây rất giàu chất xơ nhưng sẽ bị mất đi ít nhiều khi được xay thành nước. Những người có đường huyết cao nên hạn chế uống vì nước ép trái cây hay nước ép rau củ đều được chế biến dạng lỏng nên thời gian hấp thụ nhanh hơn và phản ứng đường huyết cũng nhanh hơn, không tốt cho tình trạng bệnh.
3. Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn rất độc hại với cơ thể. Uống trong thời gian dài có thể làm tê liệt mô não, ảnh hưởng đến sức khoẻ của phổi, làm giảm hiệu suất giải độc của gan, cản trở chức năng lọc của thận. Thậm chí, gây hại cho sức khỏe mạch máu, khiến đường huyết tăng cao. Vì vậy, nên tránh xa loại đồ uống này ngay cả khi sức khỏe của bạn vẫn bình thường và ổn định.
Người bị tiểu đường làm 2 điều sau để đường huyết ổn định hơn
1. Ăn thêm ngũ cốc
Những người có lượng đường trong máu cao nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống. Ăn ít thức ăn có hàm lượng đường cao sẽ có lợi cho việc ổn định đường huyết. Đồng thời, nên thêm nhiều ngũ cốc hơn vào thực đơn vì ngũ cốc nguyên hạt chứa tương đối ít đường và cũng giàu chất dinh dưỡng, chú ý ăn đúng cách có thể giúp duy trì sức khỏe tốt và ổn định lượng đường trong máu.
Ngũ cốc nguyên hạt chứa tương đối ít đường và cũng giàu chất dinh dưỡng tốt cho người có đường huyết cao. (Ảnh: internet)
2. Khám sức khỏe thường xuyên
Đối với những người có đường huyết cao, bạn cũng nên chú ý đi khám sức khỏe định kỳ. Vì một khi đã bị đường huyết cao thì cần phải dùng thuốc trong thời gian dài để giúp ổn định lượng đường trong máu.
Bênh cạnh đó, việc đi khám thường xuyên giúp bạn nắm rõ được tình trạng bệnh của bản thân và xác định đúng hướng điều trị. Từ đó, giúp bệnh tình được kiểm soát và ngăn ngừa được các nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh.
(Theo 163.com)
https://cafef.vn/3-loai-nuoc-cuc-doc-can-tranh-moi-toi-keo-luong-duong-trong-mau-tang-vot-nguoi-khoe-manh-cung-nen-tranh-xa-20220124150520414.chn