Sân bay Nhật Bản chi 15 tỷ USD để xây dựng đang gặp vấn đề
Sân bay quốc tế Kansai ở Nhật Bản mà nước này đã chi khoảng 15 tỷ USD để xây dựng giờ đây đang gặp phải một vấn đề.
Sân bay quốc tế Kansai là một trung tâm giao thông lớn, nhưng hiện nó đang chìm dần dưới nước
Sân bay Kansai ở Nhật Bản được hoan nghênh khi khai trương lần đầu tiên vào năm 1994 như một giải pháp cho tình trạng quá tải tại sân bay gần nhất ở Osaka, nhưng chỉ 30 năm sau, nó đang dần chìm xuống biển.
Với tốc độ đáng báo động như vậy, các chuyên gia cho rằng, nó có thể chìm dưới nước trong vòng 30 năm nữa.
Kansai ra đời sau khi người ta quyết định rằng, khu vực này đang mất lợi thế về thương mại với Tokyo, và do đó cần một sân bay lớn hơn.
Với sân bay địa phương hiện tại - Quốc tế Osaka - được bao quanh bởi các vùng ngoại ô đông dân cư và không thể mở rộng, hai hòn đảo nhân tạo đã được tạo ra ở Vịnh Osaka để làm nơi đặt địa điểm mới, nối với thị trấn Rinku ở Osaka bằng một cây cầu nối trên mặt nước.
Công việc này bắt đầu vào năm 1987, và bảy năm sau đó, sân bay quốc tế Kansai International được đưa vào hoạt động.
Sân bay Kansai - đóng vai trò là trung tâm của các hãng hàng không lớn bao gồm All Nippon, Japan Airlines và Nippon Cargo, cũng như hãng hàng không giá rẻ Peach của Nhật Bản - đã sống sót sau các thảm họa thiên nhiên trong những thập kỷ tiếp theo và tương đối bình yên.
Ngoài việc vượt qua trận động đất lớn Hanshin năm 1995, nó còn bị một cơn bão tấn công vào năm 2018 khiến nước biển tràn vào đường băng.
Vài ngày sau thảm họa, một chiếc tàu chở dầu đã đâm vào cây cầu nối sân bay với đất liền, khiến hành khách mắc kẹt. Song, nó vẫn tồn tại và tiếp tục hoạt động.
Tuy nhiên, người ta vẫn đang khẩn trương tìm giải pháp cứu sân bay này này khi nó dần dần chìm xuống.
Mặc dù các kỹ sư biết sân bay sẽ chìm trong khoảng thời gian 50 năm nhưng họ chưa bao giờ tưởng tượng nó sẽ đến mức này, thay vào đó họ dự đoán nó cuối cùng sẽ ổn định ở độ cao khoảng 4 mét so với mực nước biển - độ cao tối thiểu cần thiết để ngăn khu vực này khỏi bị ngập lụt.
Tuy nhiên, hòn đảo đầu tiên trong số hai hòn đảo đã chìm xuống mức đó trong vòng sáu năm.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao tường chắn sóng - chi khoảng 117 triệu USD để làm việc đó - một số chuyên gia cho rằng, có thể đã quá muộn để cứu sân bay.
Trên thực tế, họ cho rằng, sân bay Kansai có thể bị nhấn chìm vào năm 2056.
Vùng đất được khai hoang để làm sân bay được so sánh với một “miếng bọt biển ướt”, thứ cần được chuyển thành nền khô và dày đặc để hỗ trợ sức nặng của các tòa nhà sân bay.
Sau đó, đê chắn sóng đã được xây dựng trước khi xây dựng thêm các “đảo” nhân tạo nơi sân bay tọa lạc.
Trong nỗ lực giữ cho các tòa nhà không bị chìm, các công nhân đã khoét rỗng khu vực bên dưới nhà ga hành khách, đặt các tấm bên dưới kích thủy lực và nâng các cột lên theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, về lâu dài, nó khó có thể tạo ra nhiều khác biệt.
Các đội xây dựng đã đổ cát dày 1,5 mét lên trên đáy biển bằng đất sét để tạo nền móng cho Kansai, đồng thời lắp đặt các đường ống thẳng đứng dài 2,2m được đập vào đất sét và đổ đầy cát để gia cố sàn.