Tiến sĩ Tâm lý học nổi tiếng châu Á: Đừng ngày ngày nghĩ đến tiền bạc, ham muốn kiếm tiền sẽ HUỶ HOẠI đời bạn lúc nào không biết!
Rất nhiều người trong xã hội hiện đại phải đối mặt với "cuộc khủng hoảng hạnh phúc".
Từ xa xưa, con người đã có nhiều định nghĩa khác nhau về hạnh phúc. Bởi trong quá trình phát triển xã hội, sự thay đổi của thời đại không ngừng làm thay đổi nhận thức của con người về hạnh phúc.
Nhưng nếu bạn hỏi một người ngay bây giờ, "Hạnh phúc là gì?", rất có thể câu trả lời sẽ liên quan đến tiền bạc. Những vấn đề liên quan đến tiền bạc quả thực chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cuộc sống hiện tại nên nếu muốn cải thiện chất lượng cuộc sống và đạt được sự thỏa mãn về mặt cảm xúc thì chúng ta phải tính đến tiền bạc.
Điều này cũng khiến nhiều người trẻ phải làm việc chăm chỉ để có trải nghiệm cuộc sống tốt hơn. Không ít người hình thành quan điểm: "Không có tiền, không có hạnh phúc".
Tất nhiên, chúng ta biết rằng giá trị vậy là tương đối phiến diện, bởi việc có được một cuộc sống hạnh phúc không hoàn toàn hướng đến tiền bạc mà do những áp lực ở hiện tại.
Tiến sĩ Tâm lý học Peng Kaiping đã chỉ ra 3 nguyên nhân chính khiến bạn không hạnh phúc Đầu những năm 1980, ông Peng Kaiping nhận bằng của Đại học Bắc Kinh và ở lại trường để giảng dạy. Năm 1997, ông nhận bằng Tiến sĩ Tâm lý học tại Đại học Michigan, Hoa Kỳ.
Ông từng giữ chức vụ Trưởng khoa Khoa học Xã hội tại Đại học Thanh Hoa và là một học giả nổi tiếng trong lĩnh vực Tâm lý học tích cực. Khi được hỏi về mối quan hệ giữa trải nghiệm hạnh phúc và thu nhập của con người, ông đã đưa ra quan điểm của mình.
Tiến sĩ Peng Kaiping phân tích tỷ lệ của các nhóm thu nhập khác nhau ở Trung Quốc. Ông tin rằng tầng lớp trung lưu là nhóm bị ảnh hưởng nhiều. Đồng thời, kết hợp với dịch bệnh coronavirus mới tấn công thế giới trong nhiều năm, xã hội hiện đang trong tình trạng phục hồi sau các biến cố rủi ro.
Chính thực trạng hiện nay đã dẫn đến 3 yếu tố khiến tiền bạc không phải là thứ duy nhất mang đến hạnh phúc cho con người.
Sự thay đổi về thu nhập thực tế
Vị Tiến sĩ đã đề cập đến quan điểm của nhà Tâm lý học học nhận thức nổi tiếng Daniel đã chỉ mọi người nhạy cảm hơn nhiều với những mất mát ở cấp độ nhận thức hơn là đạt được. Đây là lý do tại sao khi người ta bị giảm lương hoặc thậm chí mất việc làm, cảm giác tuyệt vọng lớn hơn nhiều so với niềm vui được tăng lương và chuyển việc tích cực mang lại.
Tiến sĩ Peng Kaiping lấy kinh nghiệm của bản thân làm ví dụ. Sau khi nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Michigan, ông đã có một công việc ổn định và thu nhập của anh tăng từ vài nghìn đô la Mỹ mỗi tháng lên hơn 10.000 đô la Mỹ. Với mức lương trên đã giúp ông mua sắm rất nhiều thứ mà trước đây chưa từng sở hữu, mang lại sự thoả mãn.
Hầu hết mọi người ngày nay đều phải trải qua quá trình tương tự - đạt được thu nhập kinh tế bằng khả năng của chính mình, sau đó chuyển thu nhập kinh tế thành sự thỏa mãn về mặt cảm xúc thông qua tiêu dùng. Bằng cách này, quá trình chuyển đổi khả năng cá nhân thành hạnh phúc sẽ đạt được.
Tuy nhiên, sau 3 năm xảy ra dịch bệnh, mức thu nhập của hầu hết người dân đã giảm xuống và nhiều người thậm chí còn mất việc. Điều này đương nhiên dẫn đến trải nghiệm hạnh phúc của mọi người bị suy giảm đáng kể.
Điều chỉnh tâm lý
Tình trạng nghiêm trọng mà mọi người đang phải đối mặt vừa được đề cập ở trên là thử thách lớn đối với tâm lý. Sau dịch bệnh, tình hình kinh tế suy thoái, xã hội nhiều biến động, thu nhập giảm khiến tâm lý chúng ta bị ảnh hưởng. Mỗi người cần điều chỉnh tâm lý để hoà mình vào nhịp sống mới, môi trường mới.
Không còn tập trung vào các vấn đề liên quan đến thu nhập và chi tiêu như trước mà chúng ta hãy cố tình sắp xếp một số hoạt động cho bản thân như đọc sách, xem phim, nghe nhạc,... để tạm thời thoát khỏi những lo lắng.
Chống lại một tương lai không chắc chắn
Từ góc độ tâm lý học, những điều không chắc chắn và chưa biết có thể mang lại những cảm xúc tiêu cực, thậm chí là sợ hãi cho con người. Thể hiện ở những hành vi liên quan đến kinh tế, chúng ta có thể nhận thấy: khi thu nhập và chi tiêu ở trạng thái tương đối dồi dào thì cảm xúc sẽ tích cực. Nếu thu nhập của chúng ta không ổn định và chi tiêu ngày càng tăng sẽ xuất hiện những cảm xúc tiêu cực.
Xét rằng hầu hết mọi người ngày nay đang phải đối mặt với tác động của việc tiêu dùng quá mức như vay mua nhà hoặc vay mua ô tô. Vì vậy, một khi mức thu nhập chung giảm xuống, nỗi sợ hãi về tương lai sẽ nảy sinh. Đây là một phản ứng rất bình thường.
Tương tự như vậy, điều chúng ta phải làm là cố gắng hết sức để vượt qua cảm xúc này, tập trung vào cuộc sống hiện tại nhiều nhất có thể và không bị ảnh hưởng bởi những điều chưa xảy ra.
Nhìn chung, Tiến sĩ Peng Kaiping đã chỉ ra rất sâu sắc "cuộc khủng hoảng hạnh phúc" mà khá nhiều người hiện đang phải đối mặt. Điều chúng ta cần làm là điều chỉnh tâm lý và hành vi, không tập trung quá nhiều vào việc kiếm tiền.
Nguồn: Toutiao