Nhà tuyển dụng: "Sếp và bạn thân kết hôn cùng ngày, bạn sẽ dự đám cưới của ai?" - ứng viên EQ cao đáp trả tinh tế, được hẹn đi làm luôn
Bên cạnh bằng cấp và kinh nghiệm làm việc, cách xử lý tình huống thử thách được đặt ra sao cho tinh tế và thông minh là điều nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên.
Để tuyển chọn người tài xứng đáng và phù hợp, nhiều công ty sẵn sàng đưa ra những yêu cầu khắt khe trong khâu tuyển chọn nhân sự đầu vào. Cũng bởi thế, trong vòng phỏng vấn, bên cạnh những câu thông thường liên quan trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc... họ sẽ đặt cho ứng viên không ít câu hỏi... không liên quan để đánh giá bạn ở đa dạng khía cạnh.
Trong đó, các câu hỏi yêu cầu ứng viên đưa ra giải pháp cho tình huống ngày càng được phía tuyển dụng ưa chuộng. Mới đây, dân tình cũng đang xôn xao trước một buổi phỏng vấn độc đáo như vậy. Tại đây, nhà tuyển dụng đã đưa câu hỏi EQ "oái oăm" để lọc ứng viên.
Cụ thể, cuộc phỏng vấn hôm đó gồm 4 ứng viên, người phỏng vấn đã đưa ra câu hỏi như sau: "Sếp và bạn thân kết hôn cùng một ngày, bạn sẽ dự đám cưới của ai?".
Giữa đám cưới sếp và đám cưới bạn thân, bạn sẽ chọn đi dự đám cưới của ai? (Ảnh minh hoạ)
Ứng viên A trả lời quả quyết: "Tôi chọn đến đám cưới của bạn thân. Bởi sau giờ làm, nhân viên nào cũng có cuộc sống riêng. Chúng tôi đã trải qua tuổi trẻ cùng nhau, có những kỷ niệm không phải ai cũng có. Nếu bỏ lỡ đám cưới của cô ấy, tôi sẽ vô cùng hối hận".
Cùng đồng quan điểm với A, nữ ứng viên B vò đầu và bối rối trả lời: "Tôi chọn đến dự đám cưới của bạn thân. Để đền bù cho sếp, tôi sẽ viết một bức thư chúc mừng và gửi quà kèm giải thích lý do cho sự vắng mặt. Tôi tin rằng sếp sẽ thấu hiểu cho lựa chọn của tôi".
Đến lượt ứng viên C, cô đưa ra câu trả lời mà không cần suy nghĩ quá nhiều: "Tôi sẽ luôn chọn theo phe của ông chủ. Sự vắng mặt của tôi trong đám cưới của bạn thân có thể không ảnh hưởng quá nhiều, nhưng với đám cưới của sếp là có".
Đến lượt ứng viên cuối cùng, D tự tin đáp lại: "Đầu tiên, bạn thân của tôi không phải người 'nhỏ nhen' đến mức không thể thấu hiểu cho hoàn cảnh của người khác. Sau đó, tôi chọn đi dự đám cưới của sếp, bởi sếp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc.
Bên cạnh đó, tôi sẽ gửi lời chúc phúc và tiền mừng cho bạn thân. Tôi sẽ xin lỗi cậu ấy và giải thích toàn bộ câu chuyện, tôi tin bạn thân có thể thấu hiểu tôi. Tôi sẽ mời vợ chồng cậu ấy trong một dịp nào đó để đền bù cho thiếu sót của mình. Quan trọng nhất, với ai tôi cũng thể hiện cách ứng xử chân thành".
Ảnh minh hoạ
Cuối buổi phỏng vấn, ứng viên D là người duy nhất được hẹn đi làm vào ngày hôm sau. Phía tuyển dụng tán tưởng D có cách xử lý tinh tế, anh ta biết cân nhắc kỹ lưỡng suy nghĩ và tính cách của bạn thân và sếp, từ đó đưa ra phương án khéo léo để không làm mất lòng cả hai. Thông qua câu hỏi, nhân sự đánh giá cao chỉ số EQ của D, chỉ số này thể hiện khả năng thấu hiểu người khác, thích hợp làm trong môi trường tập thể.
Thực tế, đây là một câu hỏi kiểm tra EQ, thông quan đó nhà tuyển dụng muốn kiểm tra cách đối phó của bạn với các tình huống "éo le" trong cuộc sống. Với trường hợp nhạy cảm này, nếu bỏ qua đám cưới của bạn thân hay sếp đều có thể làm đối phương tổn thương. Do đó, điều ứng viên cần làm là thể hiện sự chân thành, tìm cách bù đắp khéo léo nhất cho người không được chọn.
Nguồn: Sohu