Xuất khẩu rau quả năm 2024: Dự báo mang về 6,5 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả trong năm vừa qua tăng trưởng đột biến nhờ quả sầu riêng. Dự báo xuất khẩu rau quả năm nay sẽ vượt kỷ lục năm trước, đạt 6,5 tỉ USD.
Xuất khẩu rau quả năm nay sẽ vượt kỷ lục năm trước, đạt 6,5 tỷ USD
Từ những điểm sáng xuất khẩu rau quả năm 2023 và nửa đầu tháng 1/2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước tiếp tục ghi dấu ấn. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả 15 ngày đầu năm 2024 đạt 229,37 triệu USD, tăng tới 50% so với cùng kỳ năm 2023 (tháng 1.2023 đạt 240,47 triệu USD).
Chia sẻ xoay vấn đề này với Lao Động, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau Quả Việt Nam khẳng định: Sầu riêng vẫn là mặt hàng "át chủ bài" trong năm nay, đặc biệt, nhờ Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, chỉ riêng mặt hàng này sẽ đưa về khoảng 3,5 tỷ USD - gần bằng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả hàng năm của thời gian trước. Bên cạnh đó, Nghị định thư về xuất khẩu dừa tươi cũng sẽ thúc đẩy xuất khẩu rau quả tăng mạnh.
"Có thêm Nghị định thư của sầu riêng cấp đông và dừa tươi thì kim ngạch xuất khẩu năm 2024 chắc chắn vượt 6,5 tỷ USD", ông Đặng Phúc Nguyên nhấn mạnh.
Đáng chúmột "điểm sáng" cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam là từ cuối năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dưa hấu tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này.
"Tổng kim ngạch xuất khẩu dưa hấu hàng năm khoảng 50 triệu USD, khi có Nghị định thư sẽ tăng lên đạt 70-80 triệu USD", ông Đặng Phúc Nguyên thông tin.
Tuy nhiên, Hiệp hội Rau Quả Việt Nam cho rằng, tổng giá trị xuất khẩu dưa hấu không lớn, mặt hàng chủ lực vẫn là sầu riêng, dừa tươi, thanh long, mít, chuối, xoài, chanh leo, bưởi...
"Riêng xuất khẩu dừa trái hứa hẹn sẽ mang về 500-600 triệu USD trong năm nay nếu Nghị định thư được ký kết" - ông Đặng Phúc Nguyên nhấn mạnh thêm.
"Điểm sáng" xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đạt hơn 2,1 tỷ USD
Trong năm 2023, Trung Quốc tăng mua giúp xuất khẩu sầu riêng thu về 2,1 tỷ USD, tăng tới 1,82 tỷ USD so với năm trước và chiếm 37,5% kim ngạch xuất khẩu ra quả của cả nước.
Tri Thức dẫn nguồn thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng rau quả đạt con số kỷ lục 5,6 tỷ USD, tăng tới 66,7% (tương ứng tăng 2,24 tỷ USD) so với năm trước.
Xuất khẩu rau quả trong năm vừa qua tăng trưởng đột biến nhờ sự bứt phá của xuất khẩu quả sầu riêng. Cụ thể, trong năm 2023, xuất khẩu sầu riêng thu về 2,1 tỷ USD, tăng tới 1,82 tỷ USD so với năm trước và chiếm 37,5% kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước.
Sầu riêng của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc với kim ngạch năm ngoái đạt 2,03 tỷ USD, chiếm 99,4% tổng kim ngạch xuất khẩu loại trái cây này của cả nước.
Với kết quả ấn tượng này, sầu riêng Việt Nam đang bám sát Thái Lan ở thị trường Trung Quốc. Theo Nationthailand, Thái Lan từng thống trị hoàn toàn thị trường sầu riêng Trung Quốc, nhưng thị phần của nước này đã giảm xuống còn 95% vào năm 2022 do sự hiện diện của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, chiếm 5%.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, thị phần của Thái Lan đã giảm xuống còn 70% tại thị trường sầu riêng của Trung Quốc và còn Việt Nam đã chiếm tới 30%.
Kể từ tháng 9/2022, trái sầu riêng Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Bắt đầu thời điểm này, trái sầu riêng mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành rau quả, trái cây của nước ta.
Cục Bảo vệ Thực vật cho biết từ năm 2019 tới nay, sầu riêng quả tươi của Việt Nam đã xuất khẩu đi 22 nước trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 10.000-15.000 tấn. Từ năm 2022 là năm đầu tiên mở cửa thị trường Trung Quốc, lượng sầu riêng tươi xuất khẩu đạt trên 46.000 tấn.
Hiện Việt Nam đã xuất khẩu sầu riêng tươi đến 24 thị trường. Mặt hàng sầu riêng đông lạnh cũng được xuất khẩu tới 23 thị trường.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện diện tích trồng sầu riêng cả nước ước đạt 110.000 ha, tăng hơn 24% mỗi năm, là tỉ lệ tăng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực hiện nay. Diện tích cho thu hoạch 54.400 ha, năng suất 16,5 tấn/ha, sản lượng 849.100 tấn.
Hiện các cơ quan chuyên môn của Bộ NNPTNT đang phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) gấp rút hoàn thiện hồ sơ mở cửa thị trường đối với 6 sản phẩm là trái cây có múi (bưởi, cam, quýt…), dừa, sầu riêng cấp đông, ớt, dược liệu và thủy sản đánh bắt tự nhiên. Đặc biệt khi 6 mặt hàng này được xuất khẩu chính ngạch, sẽ tạo dư địa tăng trưởng doanh thu hàng tỷ USD cho ngành nông nghiệp.
"Xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2024, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Dự báo xuất khẩu rau quả sẽ đạt trên 6,5 tỷ USD trong năm 2024 là hoàn toàn có cơ sở",ông Vũ Tuấn Anh, Chủ tịch JCI Việt Nam nhấn mạnh.
Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD
Tổng cục Hải quan vừa công bố năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 681 tỷ USD, giảm 6,9%, tương ứng giảm 50,25 tỷ USD so với năm trước.
Trong đó xuất khẩu đạt 354,67 tỷ USD, giảm 4,6% (tương ứng giảm 17,05 tỷ USD) và nhập khẩu đạt hơn 326 tỷ USD, giảm 9,2% (tương ứng giảm 33,20 tỷ USD). Như vậy, năm 2023 cả nước xuất siêu 28,3 tỷ USD.Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 466 tỷ USD, giảm 8% (tương ứng giảm tới 40,49 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 257 tỷ USD, giảm 6% (tương ứng giảm 16,40 tỷ USD) và nhập khẩu đạt hơn 209 tỷ USD, giảm 10,3% (giảm 24 tỷ USD).
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt hơn 214 tỷ USD, giảm 4,3% (giảm 9,75 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 97,46 tỷ USD, giảm 0,7% (giảm 649 triệu USD) và nhập khẩu là hơn 117 tỷ USD, giảm 7,2% (giảm 9,11 tỷ USD).