Thị trường bán dẫn toàn cầu dự báo tăng trưởng mạnh năm nay
Dữ liệu dự báo cho thấy, thị trường bán dẫn toàn cầu có thể tăng trưởng mạnh trong năm 2024.
Theo các bài báo số ra tuần qua tại Nhật Bản, nhu cầu về chip chotrí tuệ nhân tạongày càng tăng, trong khi năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp tỷ đô này cũng phục hồi nhanh chóng.
Sau cuộc suy thoái bắt đầu từ năm 2022 đến giữa năm 2023, dự báo thị trường cho thấy, trong năm 2024,ngành công nghiệp bán dẫnsẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh với hai con số. Báo Nikkei trích thống kê thị trường bán dẫn thế giới (WSTS) của các nhà sản xuất bán dẫn lớn cho thấy, thị trường toàn cầu về chất bán dẫn năm 2024 sẽ tăng 13% so với năm ngoái lên 588,3 tỷ USD, vượt qua kỷ lục trước đó của năm 2022.
Thị trường bán dẫn toàn cầu dự báo tăng trưởng mạnh năm nay. (Ảnh minh họa: Getty)
Tăng trưởng thị trường sẽ diễn ra trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6, sự phục hồi chủ yếu là do nhu cầu bán dẫn cho phát triển trí tuệ nhân tạo AI và nhu cầu bán dẫn cho pin xe điện có hiệu suất cao. Khi nhu cầu bán dẫn phục hồi, năng lực sản xuất của các tập đoàn, doanh nghiệp bán dẫn cũng dự kiến tăng mạnh.
Theo báo Sankei, năng lực sản xuất chất bán dẫn toàn cầu trong năm 2024 sẽ tăng khoảng 6,4% so với năm 2023. Dự báo của tổ chức công nghiệp bán dẫn (SEMI) cho biết, năng lực sản xuất bán dẫn sẽ đạt kỷ lục với sản lượng trung bình 30 triệu tấm wafer mỗi tháng, trong đó Trung Quốc sẽ có sản lượng đứng đầu với 8,6 triệu tấm, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) với 5,7 triệu tấm, Hàn Quốc là 5,1 triệu tấm, Nhật Bản đứng thứ 4 với 4,7 triệu tấm và Mỹ và 3,1 triệu tấm.
Đánh giá về khả năng cạnh tranh của ngành bán dẫn Nhật Bản, Tokyo Keizai cho biết, Nhật Bản cũng có nhiều lợi thế trong quá trình sản xuất chip với khả năng xử lý hậu kỳ như DISCO có thị phần áp đảo về lĩnh vực máy cắt nhỏ, TOWA mạnh về quy trình đúc khuôn, Sumitomo Bakelite có lợi thế về khuôn nhựa…
Nhiều tập đoàn nước ngoài đang mở rộng sang Nhật Bản để tận dụng khả năng trên. Tokyo Keizai đánh giá, chìa khóa để tăng khả năng cạnh tranh đó là mỗi doanh nghiệp chuyên môn hóa các công đoạn trong quá trình sản xuất bán dẫn.
Nhật Bản đặt tham vọng khôi phục vị thế bán dẫn toàn cầu, Chính phủ Nhật Bản đã bổ sung thêm 13 tỷ USD để hỗ trợ cho việc sản xuất bán dẫn trong nước. Một trong những trọng tâm phát triển bán dẫn đó là đảo Sillion Kyushu ở khu vực phía Nam - nơi có sự tham gia của nhiều tập đoàn bán dẫn hàng đầu là TSMC, Mitsubishi Electric và Tokyo Electric…